Trẻ đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm không?
Trẻ em bị đi ngoài ra máu là hiện tượng nguy hiểm thường gặp, nhưng khiến cho không ít các bậc làm cha, làm mẹ phải lo lắng không yên, đặc biệt là khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu. Theo đánh giá của các chuyên gia, bé đi ngoài ra máu do nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu là do chế độ ăn uống không phù hợp. Trong bài viết dưới đây, phòng khám đa khoa Thái Hà sẽ giúp các bậc làm cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mẹ Thùy Trang có gửi đến phòng khám Thái Hà những dòng tâm sự như sau: “Bé nhà em bị đau bụng đi ngoài ra máu. Em nghi ngờ là do hộp sữa mới mua không bảo đảm chất lượng nên đã đổi sang dùng sữa khác. Hiện tại, đau bụng đã hết nhưng bé đi ngoài ra máu vẫn còn. Vậy mong bác sĩ tư vấn cho em biết trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Cách điều trị trẻ đi ngoài ra máu như thế nào?”
Cùng trong hoàn cảnh của mẹ Thùy Trang, mẹ Hà Anh cũng rất lo lắng: “Con em năm nay được 5 tuổi. Sau khi bị táo bón đã 4,5 ngày nay, bé bắt đầu đi ngoài ra máu. Mong bác sĩ tư vấn cho em biết cách điều trị hiện tượng này? Bé đi ngoài ra máu nên ăn gì? Liệu có nguy hiểm không? ”
Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia, phòng khám Thái Hà xin gửi đến các bà mẹ những thông tin tư vấn như sau:
Trẻ đi ngoài ra máu nguy hiểm không?
Để biết được trẻ đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm hay không cần căn cứ vào nguyên nhân đi cầu ra máu ở trẻ.
Nguyên nhân chính của đi ngoài ra máu ở trẻ chủ yếu là do sức đề kháng của trẻ yếu, gan của trẻ còn non nớt, không thể tạo đầy đủ chất đông máu (hiện tượng này thường gặp ở bé sinh thiếu tháng). Ngoài ra, bé đi ngoài ra máu còn có thể do táo bón kéo dài, phân khô cứng làm tách hậu môn, bệnh lồng ruột, bệnh sốt thương hàn hay sốt xuất huyết …
Nguyên nhân đi ngoài ra máu ở trẻ em
Để chẩn đoán được nguyên nhân đi ngoài ra máu, bố mẹ của trẻ cần chú ý quan sát lượng máu chảy và màu sắc của máu lẫn trong phân, tránh trường hợp nhầm lẫn:
Bệnh lồng ruột: Bé đau bụng dữ dội theo từng cơn, đại tiện ra nhiều máu và đờm, kèm theo cảm giác nôn, ói. Nếu như bé mạnh khỏe và bụ bẫm, bị đi ngoài ra máu kèm theo chứng đau bụng, nôn ói thì nên đi khám bác sĩ ngay, bởi vì đó chính là triệu chứng của bệnh lồng ruột chứ không phải bệnh khác.
Táo bón: Nếu như bé bị nóng trong người đi ngoài ra máu thì thường là do táo bón gây ra, phân khô và cứng, gây áp lực lên niêm mạc hậu môn, dẫn đến rách hậu môn. Táo bón khiến trẻ đại tiện ra máu tươi, chảy từng giọt và ra sau phân.
Bệnh trĩ: Trẻ đi ngoài ra máu thường do bệnh trĩ gây ra. Khi bị trĩ, trẻ đi đại tiện rất đau đớn, hậu môn sẽ bị trầy xước, gây chảy máu nên dễ gây nhầm lẫn với bệnh kiết.
Bệnh sốt thương hàn: Biến chứng của bệnh sốt thương hàn là xuất huyết đường tiêu hóa, khiến cho bé đi ngoài ra máu đen, hơi xám hoặc có trường hợp máu màu đỏ tươi.
Chảy máu cam: Nhiều trường hợp trẻ đi ngoài ra máu đen hôm sau là do hôm trước trẻ bị chảy máu cam, chứ không liên quan gì đến các vấn đề tiêu hóa ở trẻ.
Bệnh kiết: Bệnh kiết khiến cho bé đi ngoài ra máu nhầy, mỗi lần đi ngoài rất khó khăn, phải rặn nhiều nhưng phân vẫn không thể ra hoặc ra ít.
Bố mẹ của trẻ lưu ý: Trẻ đi ngoài ra máu khá nguy hiểm không thể chủ quan, tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và khả năng đề kháng của trẻ, thậm chí là đe dọa đến sự phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ, cùng tính mạng của trẻ (đặc biệt là bệnh kiết và bệnh sốt thường hàn).
Trong trường hợp của mẹ Hà Anh, bé bị táo bón và đi ngoài ra máu thì mẹ cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé, tăng cường ăn nhiều chất xơ, dùng thêm men đại tiện tiêu hóa.
Em bé của mẹ Thùy Trang bị đau bụng đi ngoài ra máu thì nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế, phòng khám chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Bé đi ngoài ra máu phải làm sao?
Để phòng ngừa hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu nói riêng và những vấn đề về sức khỏe ở trẻ nói chung, các bà mẹ ngay từ khi mang thai nên có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ để cung cấp cho trẻ các chất dinh dưỡng và các vitamin ngay từ trong bào thai. Sau khi sinh, trẻ cần tiêm ngay vitamin K để phòng ngừa xuất huyết. Dưới đây là một số cách phòng ngừa và khắc phục chứng đi ngoài ra máu tươi ở trẻ:
Bổ sung các loại thức ăn giàu chất xơ: Cho trẻ ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả như đu đủ, chuối và sữa chua…
Uống nhiều nước: Khuyến khích trẻ uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
Xoa bụng: Xoa bụng theo vòng kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột của trẻ, mỗi ngày xoa 3 lần, mỗi lần tầm 5-10 phút.
Tập thói quen đi vệ sinh: Rèn cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào một giờ cố định, chú ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sau khi đi xong bằng nước sạch, hạn chế dùng giấy chùi cứng.
Những tư vấn trên đây của các chuyên gia phòng khám Thái Hà về hiện tượng trẻ đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm không, hi vọng có thể cung cấp cho các bậc làm cha, mẹ những thông tin hữu ích, góp phần chăm sóc sức khỏe của trẻ được toàn diện hơn. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ đến chúng tôi theo đường dây nóng 0366.880.866 hoặc nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây để được giải đáp miễn phí.