Tại sao người già dễ mắc bệnh trĩ?

Bệnh trĩ ở người già là tình trạng rất phổ biến. Theo một thống kê cho thấy, có đến 75% những người trong độ tuổi từ 45 trở lên mắc bệnh trĩ. Tuy không có một nghiên cứu cụ thể nào về vấn đề người già mắc bệnh trĩ nhưng có thể thấy con số này ngày càng tăng cao. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ rõ hơn về những nguyên nhân bệnh trĩ ở người già để mỗi người có cách phòng tránh bệnh tốt hơn.

Tại sao người già dễ mắc bệnh trĩ?

nguyên nhân gây bệnh trĩ ở người già

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ở người già rất nhiều trong đó phổ biến nhất là: do lão hóa, do ăn uống, sinh hoạt không đúng cách...Cụ thể như:

  • Tuổi càng cao, hệ miễn dịch càng kém khiến mọi người dễ mắc bệnh trĩ hoặc dễ dàng tái phát nếu đã có tiền sử bị trĩ.
  • Khi về già, sức khỏe suy giảm kéo theo đó là hoạt động của các cơ quan như hệ tiêu hóa, hậu môn, trực tràng cũng lão hóa theo. Do cơ giãn hậu môn bị suy yếu nên mỗi lần đại tiện, người bệnh phải mất rất nhiều sức rặn hoặc phải ngồi rất lâu. Từ đó, sẽ tạo áp lực lớn lên vùng hậu môn, trực tràng và hình thành búi trĩ.
  • Ở những người cao tuổi, chức năng co bóp của dạ dày, ruột, hậu môn, trực tràng đều bị suy giảm. Thức ăn phải mất một thời gian khá lâu mới được phân giải và hấp thụ hết. Phân hình thành và tích tụ trong ruột lâu không những tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mà còn khiến phân bị hấp thụ ngược lại nước, dễ gây táo bón.
  • Thói quen ăn uống không tốt của người già như: ăn ít rau xanh, trái cây tươi, chế độ ăn nhiều đạm, dầu mỡ, protein chính là nguyên nhân gây khó tiêu, táo bón và bệnh trĩ ở người già.
  • Thói quen lười vận động, nằm hoặc ngồi quá nhiều sẽ tạo áp lực lên vùng hậu môn trực tràng, khiến các tĩnh amchj tại đây bị căng phình, hình thành búi trĩ.

Triệu chứng bệnh trĩ ở người già

Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh trĩ ở người già sẽ giúp điều trị bệnh sớm và hiệu quả hơn. Một số dấu hiệu báo hiệu bệnh trĩ ở người già cụ thể như:

  • Đại tiện ra máu. Thời gian đầu máu chảy khá ít nên nếu không để ý sẽ khó nhận ra. Càng về sau, búi trĩ phát triển lớn đồng nghĩa với việc máu chảy càng nhiều, có khi thành giọt, tia lớn khiến người bệnh rất lo lắng. mệt mỏi.
  • Đau rát hậu môn. Việc thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy khiến hậu môn phải làm việc, co giãn liên tục, niêm mạch hậu môn dễ bị trầy xước gây đau rát.
  • Sa búi trĩ. Tùy vào loại trĩ mà sẽ vị trĩ hình thành búi trĩ sẽ khác nhau. Với trĩ nội, búi trĩ hình thành bên trong ống hậu môn, khi phát triển đến một giai đoạn nhất định mới sa ra ngoài hậu môn. Ngược lại, búi trõi ngoại sẽ hình thành ngay rìa hậu môn, phía trên đường lược và phát triển ngày càng lớn.
  • Ngoài ra, bệnh trĩ ở người già có thể gây ra một số triệu chứng liên quan khác như: thiếu máu, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, suy nhược, ăn uống không ngon miệng, thường xuyên căng thẳng, stress.

Phòng tránh bệnh trĩ ở người già

cách phòng bệnh trĩ ở người già

Thiết lập một chế độ sống khoa học chính là cách để mỗi người tránh xa bệnh trĩ khi về già. Ngay từ bây giờ, để phòng tránh và điều trị bệnh trĩ hiệu quả, mỗi người hãy duy trì những thói quen tốt như sau:

  • Bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể thông qua việc ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi,...
  • Uống nhiều nước, trung bình nên uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài nước lọc, có thể bổ sung thêm các loại nước trái cây tươi, nước ép hoa quả, nước canh,...
  • Hạn chế nằm hoặc ngồi nhiều một chỗ. Nên tăng cường các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh,...
  • Rèn luyện thói quen đại tiện mỗi ngày 1 lần vào khung giờ cố định.
  • Không ngồi đại tiện quá lâu.
  • Nếu bị táo bón, không nên cố rặn. Thay vào đó hãy đi bộ nhẹ nhàng, uống nhiều nước và bổ sung các thực phẩm nhuận tràng như: rau diếp cá, khoai lang,...

Trên đây là chia sẻ của các bác sĩ tại Phòng khám Thái Hà về tình trạng bệnh trĩ ở người già. Hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn phòng tránh bệnh cho bản thân và gia đình. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì cần tư vấn, giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Phòng khám Thái Hà theo số điện thoại 0366880866 hoặc click vào hộp chat phía dưới để trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa.