Phân biệt bệnh trĩ và polyp hậu môn
Bệnh trĩ và polyp hậu môn đều xảy ra ở khu vực hậu môn trực tràng và có những triệu chứng tương tự nhau như ra máu hậu môn, đại tiện khó … nên thường gây nhầm lẫn cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh trĩ trầm trọng và không nguy hiểm như polyp hậu môn. Việc nhầm lẫn giữa hai bệnh lý này có thể khiến người bệnh chủ quan và chậm trễ đi khám chữa, dẫn đến những biến chứng đáng tiếc. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ phòng khám Thái Hà sẽ giúp bạn phân biệt bệnh trĩ và polype hậu môn.
Phân biệt bệnh trĩ và polyp hậu môn
Cơ chế hình thành bệnh trĩ và polyp hậu môn
Bệnh trĩ hình thành do một hoặc nhiều hệ thống tĩnh mạch hậu môn bị sa xuống, tạo nên búi trĩ hậu môn.
Polyp hậu môn trực tràng hình thành khi niêm mạc trong lòng trực tràng gia tăng quá mức, xuất hiện những khối u hình elop hoặc hình tròn di chuyển lên xuống trong lòng niêm mạc.
Biểu hiện của bệnh trĩ và polyp hậu môn
1. Biểu hiện bệnh trĩ
Các biểu hiện của bệnh trĩ bao gồm: Tiêu chảy, táo bón kéo dài; chảy máu; sa búi trĩ; hậu môn sưng tấy và đỏ ửng; khó khăn khi đại tiện và đại tiện phải rặn.Trong đó, chảy máu và sa búi trĩ là hai triệu chứng chính của bệnh trĩ.
Chảy máu: Chảy máu là dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ. Mới đầu, máu chảy kín đáo, bệnh nhân chỉ thấy một ít máu thấm vào giấy vệ sinh khi đi cầu hoặc vệt máu đỏ lẫn với phân. Càng về sau, máu chảy càng nhiều hơn, có thể nhỏ từng giọt hoặc chảy thành tia, đe dọa nguy cơ mất máu trầm trọng.
Sa búi trĩ: Bệnh trĩ ở mức độ vừa và nặng sẽ xuất hiện những búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn. Ở mức độ vừa, búi trĩ sa ra ngoài có thể tụt lại vào bên trong hậu môn hoặc dùng tay đẩy được vào bên trong hậu môn. Tuy nhiên, sa búi trĩ ở mức độ nặng, các búi trĩ sa ra ngoài không thể tụt lại vào bên trong hậu môn được nữa.
2. Biểu hiện của polyp trực tràng
Triệu chứng lâm sàng của polyp trực tràng rất nghèo nàn. Nhiều trường hợp thường không có biểu hiện gì, bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh lý một cách tình cờ qua kết quả nội soi đại trực tràng. Một số triệu chứng của polyp đại trực tràng nếu có sẽ là:
Chảy máu: Lượng máu chảy không nhiều, thường lẫn với phân, không nhỏ thành từng giọt hoặc phun thành tia như ở bệnh trĩ.
Đau bụng: Polyp xuất hiện trong lòng trực tràng, ngăn cản sự di chuyển của phân nên khiến chất thải bị ứ đọng và không thể thoát ra ngoài nổi. Người bệnh có thể bị đau bụng quằn quại, buồn nôn và khó đi đại tiện.
Phân lỏng: Nếu các polyp xuất hiện ở gần lỗ hậu môn sẽ gây kích thích cho đường ruột, bệnh nhân vừa đau bụng vừa đi ngoài phân lỏng.
Kết luận: Biểu hiện của polype bao gồm hiện tượng chảy máu đi kèm với đau vụng và đi ngoài phân lỏng. Còn nếu như bạn bị chảy máu mà đi kèm với sa búi trĩ thì chỉ có thể là bệnh trĩ.
Cách điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả.
Theo các chuyên gia, nhiều trường hợp bệnh nhân đi điều trị trĩ được chẩn đoán là bệnh polyp hậu môn mà có đến 90% ung thư đại trực tràng phát triển từ bệnh polyp hậu môn. Do đó, bệnh nhân ngay khi có các triệu chứng bất thường không nên chủ quan chẩn đoán rằng mình mắc bệnh trĩ hay polyp hậu môn mà phải đến khám bác sĩ để xác định bệnh lý.
Người bệnh cần lựa chọn những phòng khám chuyên khoa uy tín, chất lượng nhất để được tư vấn và có phác đồ điều trị phù hợp.
Bên cạnh đó, bệnh nhân phải thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc hàng ngày, có tác dụng tích cực trong hỗ trợ phòng và điều trị các bệnh về hậu môn trực tràng như sau:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung thêm nhiều rau xanh và hoa quả trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Uống đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để cơ thể khỏe mạnh.