Bệnh trĩ ngoại có lây và nguy hiểm không?

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Trĩ ngoại có lây không? là câu hỏi của bạn Thanh Thảo ngụ tại Quốc Oai, Hà Tây và của nhiều người mắc phải căn bệnh phiền toái này.

“Thưa bác sĩ! Em thấy nhiều người bị bệnh trĩ ngoại nên nghĩ rằng bệnh trĩ ngoại sau khi điều trị tích cực đã khỏi bệnh nhưng lại thấy nói bệnh nhân mắc trĩ ngoại sẽ bị ung thư trực tràng, không biết có đúng không? Vậy liệu bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Trĩ ngoại có lây không? Có chữa được không? Vậy mong bác sĩ tư vấn cho em gấp!”.

bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm, có lây không?

Chuyên gia phòng khám trĩ tư vấn:

Thanh thảo thân mến! Hiện nay có khá nhiều người đang mắc bệnh trĩ ngoại mà bạn cũng là một trong số đó. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bệnh trĩ ngoại không có nguy hiểm. Nếu bạn để bệnh lý kéo dài và trở nên trầm trọng thì sẽ xảy ra những biến chứng nguy hiểm, hãy cùng theo dõi tiếp bài viết để biết cụ thể hơn nhé!

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Có lây không?

Những phiền toái và nguy hiểm của trĩ ngoại

Ảnh hưởng đến tâm lý làm mất tự tin của người bệnh: Các búi trĩ ngoại nằm bên dưới đường lược hậu môn, nơi chứa các dây thần kinh cảm giác nên gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Ngoài ra, các triệu chứng bệnh trĩ ngoại như chảy máu, ngứa ngáy và chảy dịch ở hậu môn … luôn gây nhiều phiền toái, khiến người bệnh khó chịu, mất tự tin trong giao tiếp.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh nam khoa, phụ khoa: Khu vực hậu môn là nơi chứa chất thải nên có nhiều vi khuẩn, vi nấm độc hại. Chúng một khi xâm nhập vào vùng kín của nam và nữ sẽ gây ra các bệnh nam khoa, phụ khoa rất khó chữa trị.

Đau khi quan hệ tình dục: Các búi trĩ hậu môn lòi ra ngoài sẽ gây trở ngại cho quan hệ tình dục. Đặc biệt, trong quan hệ tình dục mà có va chạm mạnh thì dễ làm tổn thương, xây xước búi trĩ hậu môn, gây đau đớn khi quan hệ.

Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình: Không chỉ gây đau khi quan hệ, bệnh nhân trĩ bị những đau đớn, khó chịu dày vò cũng không thiết tha gì đến quan hệ tình dục, dẫn đến hiện tượng “lãnh cảm” tình dục. Ngoài ra, bệnh trĩ khiến cho tình trạng tinh thần không thoải mái còn có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong gia đình

Viêm nhiễm vùng hậu môn: Búi trĩ hậu môn sưng tấy, gây ngứa ngáy và khó chịu cho bệnh nhân. Một khi bệnh nhân đưa tay vào gãi dễ làm tổn thương lớp niêm mạc da vùng hậu môn, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có sẵn tại đây tấn công và gây nên viêm nhiễm. Viêm nhiễm có thể trở thành bội nhiễm nếu bệnh nhân không chú ý đến vấn đề vệ sinh cá nhân.

Thiếu máu do chảy máu nhiều: Chảy máu là triệu chứng bệnh trĩ ngoại điển hình. Giai đoạn đầu, hiện tượng chảy máu diễn ra kín đáo nên bệnh nhân chỉ có thể nhận biết khi xuất hiện đi ngoài ra máu. Càng về sau thì máu chảy càng nhiều, có thể nhỏ thành giọt hoặc chảy thành tia, đe dọa nguy cơ thiếu máu.

Nhiễm trùng máu do tắc nghẽn búi trĩ, gây hoại tử búi trĩ: Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, bị cơ vòng hậu môn chèn ép nên dẫn đến tắc nghẽn. Tắc nghẽn trong thời gian dài sẽ làm cho máu tại các búi trĩ ngoại không được lưu thông. Theo đó, các búi trĩ ngoại sẽ bị hoại tử từng phần, nguy hiểm hơn là hiện tượng nhiễm trùng máu.

Bội nhiễm hậu môn, apxe hậu môn, rò hậu môn: Bệnh nhân mắc trĩ ngoại trong thời gian dài có thể bị viêm nhiễm, tạo mủ ở vùng hậu môn. Khi các mụn mủ này bị vỡ ra sẽ hình thành những lỗ rò, đường rò. Việc điều trị những bệnh lý này thường phức tạp và tốn kém hơn, bệnh dễ tái phát và đe dọa nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.

Ung thư trực tràng: Ung thư trực tràng là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ ngoại. Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng hoàn toàn có thể xảy ra nếu như bệnh nhân mắc trĩ ngoại lâu năm, bệnh tái phát nhiều lần mà không điều trị dứt điểm sẽ diễn biến ác tính, gây ra ung thư trực tràng, đe dọa trầm trọng đến tính mạng.

Bệnh trĩ ngoại có lây không?

Bệnh trĩ ngoại không lây nhiễm, bởi bản chất của bệnh không chứa nguồn lây nhiễm như vi rút hay vi khuẩn.

Hiện nay, theo ước tính có đến gần nửa dân số đang mắc bệnh trĩ, trong đó bệnh trĩ ngoại là phổ biến. Số lượng bệnh nhân mắc trĩ nhiều như vậy chủ yếu là do thói quen ăn uống, sinh hoạt và làm việc mà thành. Sở dĩ những người trong cùng một gia đình đều mắc bệnh trĩ như nhau là vì họ có thói quen ăn uống giống nhau.

Bệnh trĩ ngoại có chữa được không?

Bệnh trĩ ngoại có thể chữa khỏi dứt điểm bằng nhiều cách khác nhau tùy theo mức độ phát triển của bệnh.

Bệnh nhân bị trĩ ngoại mức độ nhẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, thay đổi thói quen xấu là bệnh có thể thuyên giảm. Hoặc là tìm đến bài thuốc dân gian hoặc thuốc tân dược bôi ngoài cũng giúp teo búi trĩ hậu môn.

Bệnh trĩ ngoại ở mức độ nặng sẽ được khuyên đi cắt trĩ.

Lời khuyên của bác sĩ

Thanh Thảo thân mến! Giải đáp cho thắc mắc của bạn: chuyên gia phòng khám cho biết, bệnh trĩ ngoại thường không đe dọa trực tiếp tính mạng, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh. Nếu như bạn để bệnh diễn biến trong thời gian dài, bệnh chuyển nặng sẽ dẫn đến những biến chứng rất nguy hiểm đến tính mạng. Điển hình là trường hợp bạn đang lo lắng bệnh trĩ ngoại sẽ dẫn đến ung thư hậu môn trực tràng, trường hợp này là hiếm gặp nhưng hoàn toàn có thể xảy ra bạn nhé!

Chuyên gia phòng khám trĩ khuyên bạn khi có các triệu chứng ban đầu của bệnh trĩ ngoại nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, nhằm ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại có thể xảy ra.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Thái Hà dành cho câu hỏi: bệnh trĩ có nguy hiểm không? Bệnh trĩ ngoại có lây không? dành cho bạn Thanh Thảo. Các bạn nếu có thắc mắc nào về bệnh trĩ, cũng có thể gửi câu hỏi đến cho chúng tôi bằng cách nhấp chuột vào nút “Bác sỹ tư vấn” dưới đây để được giải đáp trực tuyến.