10 cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà (đơn giản, hiệu quả)

Bệnh trĩ ngoại hình thành do chùm tĩnh mạch ngoài hậu môn bị giãn nở ngoài mức kiểm soát. Các chùm tĩnh mạch này bị gấp khúc và tạo thành búi trĩ nằm bên ngoài hậu môn. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ngoại phần lớn do chế độ sinh hoạt - ăn uống thiếu lành mạnh khoa học, làm việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu, bị táo bón lâu ngày…..

Bệnh trĩ ngoại không được phân loại theo từng cấp độ giống như trĩ nội mà kích thước búi trĩ sẽ phình to đồng nghĩa với sự suy giảm chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc, không những vậy nguy cơ người bệnh mắc phải những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe:

  • Thời gian đầu, búi trĩ sẽ chỉ gây đau, rát, ngứa ngáy mỗi lúc đi đại tiện. Nếu không được điều trị sớm, búi trĩ sẽ phình to và trông giống như cục máu đông thâm tím ở hậu môn trông rất kinh khủng cùng theo đó cảm giác rất đau đớn, mất ngủ triền miền do bị những cơn đau hành hạ.
  • Nhiều trường hợp búi trĩ bị vỡ ra gây đau đớn và nguy cơ nhiễm trùng máu rất cao.

Bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn đầu vẫn có thể điều trị khá dễ dàng nhưng để càng lâu bệnh càng nguy hiểm và rất khó điều trị, người bệnh cần chú ý theo dõi triệu chứng của bệnh trĩ để đến gặp bác sĩ sớm nhất. Ngoài các biện pháp điều trị ngoại khoa và thuốc Tây, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân áp dụng thêm một số cách chữa bệnh trĩ ngoại ngay tại nhà.

cách chữa bệnh trĩ ngoại đơn giản, hiệu quả

Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà đơn giản hiệu quả

Chúng ta có thể sử dụng một số loại cây cỏ quanh nhà để chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà khá đơn giản mà vẫn hiệu quả như: rau diếp cá, củ mã thầy, hoa thiên lý,.... ngoài ra thay đổi lối sống sinh hoạt hợp lý cũng sẽ giúp điều trị bệnh trĩ và phòng bệnh tái phát rất tốt.

Rau diếp cá

Rau diếp cá được coi là khắc tinh của bệnh trĩ ngoại. Ở giai đoạn đầu của bệnh, bác sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng loại thực phẩm này. Rau diếp cá có thể dùng bằng cách ăn sống, nấu nước xông hơi hậu môn, dã nhỏ rồi đắp hậu môn 30 phút mỗi ngày, tán bột để pha nước uống. Để rau diếp cá có tác dụng như mong đợi người bệnh cần kiên trì sử dụng liên tục trong 1 - 2 tháng.

Củ mã thầy

Củ mã thầy cũng là một bài thuốc dân gian điều trị bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn đầu rất hiệu quả và đơn giản. Bạn hãy mua 500 gam củ mã thầy đem đi rửa sạch, cạo sạch vỏ thêm vào 1 thìa đường và đun sôi trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Sau đó người bệnh có thể ăn dần trong vài ngày và cảm nhận triệu chứng bệnh trĩ suy giảm rõ rệt.

Chữa bệnh trĩ ngoại bằng cây thiên lý

chữa bệnh trĩ ngoại bằng hoa thiên lý

Những người mắc bệnh trĩ ngoại muốn chữa bệnh bằng cây thiên lý cần phải đắp nước lá thiên lý tươi từ 1 tới 2 lần/ngày đều đặn trong thời gian dài cho tới khi hết hẳn biểu hiện bệnh trĩ.

Nếu có thời gian, bạn cũng nên kết hợp thêm uống nước thiên lý tươi khoảng 3 đến 4 chén mỗi ngày để tăng cường hiệu quả điều trị. Nếu kiên trì chữa bệnh với cây thiên lý hậu môn sẽ không còn sưng tấy và búi trĩ sẽ nhanh chóng teo lại.

Xông lá

Các loại lá xông thường có tính sát khuẩn cao, giúp diệt trừ viêm nhiễm và cải thiện tình trạng bệnh trĩ ngoại. Các loại lá xông thường được sử dụng là: Lá sung, cỏ ung, ngải cứu, nghệ, cúc tần, một chén nước bồ kết đặc… Bạn có thể rửa sạch các loại lá này, cho vào nồi đun lên và đem xông hậu môn.

Xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại thường do lối sống sinh hoạt thiếu khoa học, vì vậy để đẩy nhanh quá trình điều trị và phòng ngừa tái phát bạn nên điều chỉnh lối sống hợp lý hơn. Sau đây là một số lưu ý dành cho bạn:

  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn hằng ngày, dùng giấy mềm hợp vệ sinh sau khi đi đại tiện.
  • Bạn nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh để hấp thụ thêm chất xơ giúp nhuận tràng thuận lợi cho quá trình tiêu hóa, chống táo bón. Luyện tập thói quen đi đại tiện vào 1 giờ nhất định trong ngày, không nên nhịn đi đại tiện quá lâu.
  • Không nên ăn những loại thực phẩm có tính cay nóng như ớt, hạt tiêu,... Hạn chế đồ uống kích thích như rượu, bia, cà phê, chè….
  • Hãy tập thể dục đều đặn tối thiểu 30 phút/ngày để tăng cường trao đổi chất cơ thể, nâng cao sức đề kháng. Bạn nên tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như cầu lông, bóng bàn, bơi lội hay đi bộ…. Hạn chế các môn thể thao nặng như tập tạ, tập cơ bụng….
  • Đặc điểm của dân văn phòng phải ngồi một chỗ quá lâu, tốt nhất bạn nên đứng dậy và đi lại sau 1 đến 2 tiếng làm việc. Ngoài ra đứng quá lâu cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại. Tránh các hoạt động mạnh như mang vác quá nặng.

Lời khuyên của chuyên gia

Những cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà chỉ có hiệu quả trong giai đoạn đầu của bệnh. Khi có dấu hiệu bệnh trĩ, tốt nhất bạn nên đi khám để có được tư vấn cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là bài viết: “Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà” của bác sĩ chuyên khoa phòng khám Thái Hà. Nếu như bạn đang có nghi ngờ mình mắc bệnh trĩ ngoại hay không và mong muốn có lời khuyên của chuyên gia, bạn có thể gửi câu hỏi tư vấn cho các bác sĩ chúng tôi bằng cách nhấp chuột vào nút “Bác sĩ tư vấn” dưới đây để được giải đáp trực tuyến miễn phí